Ngành đào tạo

1029

Thông tin ngành Sư phạm Tiếng Anh

1. Ngành đào tạo: SƯ PHẠM TIẾNG ANH
- Mã ngành: 7140231
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
4. Cơ sở tổ chức giảng dạy: Khoa Ngoại ngữ
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức cơ bản 
- Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác–Lê Nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; về khoa học xã hội và nhân văn, quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất.
1.2. Kiến thức về tâm lý, giáo dục học
- Hiểu rõ, vận dụng được bản chất, nguyên tắc, tiến trình hoạt động tâm lý, nhận thức phát triển theo từng lứa tuổi khác nhau của người học, và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ của người học; liên kết việc học tiếng Anh với các môn học khác.
1.3. Kiến thức về ngôn ngữ - văn hóa
- Nắm vững, vận dụng được kiến thức về những hiện tượng ngôn ngữ - văn hóa phổ quát, các cấu trúc diễn ngôn/văn bản tiếng Việt, và giao thoa ngôn ngữ - văn hóa giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
1.4. Kiến thức về ngôn ngữ Anh/tiếng Anh, giao tiếp bằng tiếng Anh
- Nắm vững kiến thức và vận dụng phân tích được những hiện tượng thường gặp về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ Anh;
- Nắm vững kiến thức và vận dụng phân tích được những biểu hiện hành vi, nguyên tắc hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh.
1.5. Kiến thức về hoạt động dạy học tiếng Anh (ở trường phổ thông)
- Hiểu rõ, vận dụng tổng hợp các kiến thức về giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai/ngoại ngữ; nhận ra được những đặc điểm của quá trình phát triển ngoại ngữ của người học, qua đó biết điều chỉnh cách dạy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của người học.
- Biết nhận xét, đánh giá các phương pháp, thủ thuật được áp dụng và chất lượng của một giờ dạy học tiếng Anh trên lớp.
- Nắm vững những kiến thức về các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện giờ dạy tiếng Anh.
- Nắm vững khung chương trình tiếng Anh được triển khai ở trường phổ thông và những mục tiêu chung cần đạt ở từng khối lớp, cấp học.
1.6. Kiến thức sử dụng công nghệ thông tin và các kiến thức hỗ trợ
- Vận dụng được những kiến thức về các thiết bị, công cụ hỗ trợ cho các hoạt động nghề nghiệp.
- Có kiến thức về ngoại ngữ thứ 2, đạt trình độ chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định hiện hành của Trường Đại học Đồng Tháp.
- Ứng dụng các kiến thức đã học vào việc xây dựng và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản về dạy học tiếng Anh.
 
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng sử dụng tiếng Anh
- Đạt trình độ tương đương bậc 5/6 tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
2.2. Kỹ năng tổ chức, triển khai hoạt động dạy học tiếng Anh
- Phối hợp thành thạo các thao tác trong hoạt động lên kế hoạch, tổ chức, quản lý thực hiện dạy học tiếng Anh cho đối tượng cụ thể.
- Triển khai thành thục các thao tác lập kế hoạch, thiết kế bài dạy, sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả, tổ chức triển khai dạy tiếng Anh ở cấp các trường tiểu học, THCS và THPT (cấp độ sơ cấp và trung cấp tiếng Anh).
- Nắm vững các công cụ, dạng thức và kỹ thuật đánh giá kết quả học tập và năng lực tiếng Anh của người học.
2.3. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh
- Triển khai tốt các thao tác trong các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học tiếng Anh của bản thân và trong tư cách là thành viên của nhóm/tổ liên quan.
2.4. Kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống/vấn đề nghiệp
- Thực hiện thành thạo các thao tác xử lý, giải quyết các tình huống/vấn đề gặp phải, tìm giải pháp thay thế trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
2.5. Kỹ năng mềm
2.5.1.Kỹ năng làm việc theo nhóm và đàm phán
- Thành thục các thao tác trong các hoạt động làm việc theo nhóm, đàm phán, truyền đạt vấn đề và giải pháp đến người khác trong chuyên môn nghề nghiệp và cuộc sống.
2.5.2.Kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ
- Thành thục các thao tác, hành vi giao tiếp (bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Việt) và tạo lập quan hệ trong nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.
- Biết cách áp dụng linh hoạt, phù hợp cách thức giao tiếp khác nhau (bằng tiếng Anh, tiếng Việt) để chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng đến người khác trong việc triển khai nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.
2.5.3.Kỹ năng quản lý thời gian & tổ chức công việc hiệu quả
- Biết áp dụng thành thạo các phương pháp quản lý thời gian, lên kế hoạch triển khai công việc phù hợp trong tác nghiệp và cuộc sống thường nhật.
- Phối hợp thành thục các thao tác tổ chức thực hiện công việc có hiệu quả trong nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.
2.5.4.Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
- Biết lập kế hoạch kế hoạch tự học, tự nghiên cứu; chọn lựa phương pháp, cách thức và nội dung tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của bản thân.
2.6. Kỹ năng sử dụng công nghệ
- Thành thục các thao tác sử dụng các thiết bị, công nghệ thông dụng nói chung và sử dụng trong chuyên môn nghiệp vụ nói riêng.
2.7. Kỹ năng khởi nghiệp
- Áp dụng kiến thức chuyên môn và thực tiễn, biết cách thức tự tạo việc làm cho bản thân và cho người khác.
 
3. Phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân, có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3.2. Nhận thức về nghề nghiệp
- Có niềm tin và lý tưởng đúng đắn về nghề nghiệp bản thân.
3.3. Đạo đức nghề nghiệp
- Nghiêm túc thể hiện các hành vi đạo đức nghề nghiệp và phát huy các truyền thống đạo đức trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
 
4. Mức tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
- Đánh giá chất lượng công việc, từ đó có những điều chỉnh phù hợp, không ngừng cải tiến hiệu quả công việc.
 
5. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
5.1. Định hướng sư phạm
- Nhóm 1: Giáo viên giảng dạy Tiếng Anh: Có khả năng giảng dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông (THPT, THCS, Tiểu học); các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng (nghề), đại học, học viện, các trung tâm ngoại ngữ;
- Nhóm 2: Nhân viên tư vấn: Có khả năng phân tích năng lực người học và tư vấn cho người học chọn lựa các khóa học phù hợp với năng lực và nhu cầu của học viên;
5.2. Định hướng khác
- Nhóm 1: Nhân viên quản trị văn phòng: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh, hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến quản lý và điều hành công việc văn phòng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Nhóm 2: Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên: Có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Nhóm 3: Thư kí văn phòng/ Trợ lí đối ngoại/ Hướng dẫn viên du lịch: Có khả năng làm việc trong các văn phòng công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc lien quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dỗi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lí các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Anh.
- Nhóm 4: Nhân viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên: Có khả năng làm việc cho các đài truyền hình địa phương hoặc khu vực, đặc biệt các lĩnh vực liên quan đến sử dụng tiếng Anh. 


XEM THÊM

Dự tuyển vào DThU?

Tham gia