Ngành đào tạo

702

Thông tin ngành Sư phạm Địa lý

1. Ngành đào tạo: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
- Mã ngành: 7140219
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Cử nhân Sư phạm Địa lý
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
1.  Kiến thức
1.1. Hiểu về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng vào giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến giảng dạy Địa lý.
1.2. Hiểu những kiến thức cơ bản của Địa lý tự nhiên đại cương, lục địa và Việt Nam, Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, thế giới và Việt Nam.
1.3. Vận dụng các kiến thức Địa lý giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
1.4. Vận dụng những kiến thức cơ bản về Địa lý, phương pháp dạy học bộ môn Địa lý và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Địa lý ở trường phổ thông.
1.5.  Hiểu về các phương pháp và vận dụng vào nghiên cứu khoa học Địa lý.
 
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
2.1.1.  Kỹ năng bản đồ
Phân tích so sánh được các loại lưới chiếu để lựa chọn các lưới chiếu phù hợp khi sử dụng và thành lập bản đồ. Đọc, khai thác bản đồ thông qua hệ thống ngôn ngữ và các phương pháp biểu hiện bản đồ; bước đầu biên tập được các bản đồ phục vụ nghiên cứu và giảng dạy địa lý.  
2.1.2.  Sử dụng các công cụ địa lý học
Kỹ năng sử dụng thiết bị, phương tiện như: kính thiên văn, la bàn, bản đồ, bản đồ địa hình, các trang thiết bị tại trạm khí tượng thủy văn để đo thế nằm của đá, lượng mưa, tốc độ, hướng gió, vẽ bản đồ địa hình một khu vực, quan sát vũ trụ, các hiện tượng thiên văn.
2.1.3.  Tổ chức hoạt động học tập thực địa
Kỹ năng tổ chức một cuộc khảo sát, tham quan học tập thực địa, vận dụng kiến thức lý thuyết đó vào thực tế, thu thập thông tin tư liệu phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
2.1.4.  Thực hiện các chủ đề khám phá và thực tiễn
Kỹ năng dụng những kiến thức đã học trong giảng dạy, hướng dẫn học sinh thông qua hoạt động trải, chủ đề khám phá và thực tiễn.
2.1.5. Tổ chức dạy học tích hợp
Kỹ năng thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp và các hoạt động dạy học tích hợp trong phù hợp với đối tượng và nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông.
2.1.6. Kỹ năng đánh giá
Kỹ năng thiết kế công cụ, phương pháp đánh giá, phân tích kết quả đánh giá và đưa ra kết luận.
2.2. Kỹ năng mềm
2.2.1. Thành thạo kỹ năng thuyết trình; kỹ năng thu thập và xử lí tài liệu.
2.2.2. Sử dụng được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.
2.2.3. Xây dựng môi trường học tập hứng thú, lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động học tập.
2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công việc và cuộc sống.
2.2.5. Có kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác làm việc nhóm.
2.3. Phẩm chất đạo đức
2.3.1. Hình thành các phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo và quy định của địa phương.
2.3.2. Đáp ứng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có lối sống lành mạnh, văn minh; có tác phong mẫu mực, ứng xử tốt với học sinh và đồng nghiệp.
2.3.3. Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục, tích cực đóng góp phát triển giáo dục; biết phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình học sinh và xã hội.

3. Thái độ
3.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
3.2. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
3.3. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
3.4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

4.  Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
- Giảng dạy Địa lý tại các trường phổ thông trong cả nước;
- Có khả năng làm công tác nghiên cứu tại các phòng, trung tâm, viện nghiên cứu về khoa học Địa lý, tài nguyên và môi trường, khoa học xã hội và nhân văn, quy hoạch, nghiên cứu giáo dục, dự án dân số, đô thị hóa, phát triển nông thôn;
- Có khả năng làm chuyên viên và quản lý tại các bộ phận của trường học, các cơ sở giáo dục, quản lý giáo dục, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với chuyên môn như du lịch, môi trường, địa chính,...
- Có khả năng tiếp tục tham gia học tập nhằm nâng cao trình độ sau đại học tại các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.


XEM THÊM

Dự tuyển vào DThU?

Tham gia