Ngành đào tạo

892

Thông tin ngành Sư phạm Vật lý

1. Ngành đào tạo: SƯ PHẠM VẬT LÝ
- Mã ngành: 7140211
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Cử nhân Sư phạm Vật lý
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp


1. Về kiến thức 
Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; được trang bị đầy đủ các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực để trở thành giáo viên đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; cụ thể theo các nhóm sau:
1.1. Kiến thức chung
- Vận dụng được các kiến thức về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp giáo dục;
- Quán triệt được tư tưởng, đường lối đấu tranh cách mạng, các bài học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và hành động đúng trong thực tiễn công tác giáo dục và đào tạo Việt Nam;
- Cập nhật được các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong nghề nghiệp, sử dụng được các phương tiện công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu khoa học và công tác trong giáo dục;
- Có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3 Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam;
- Vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản về thể dục thể thao vào quá trình tập luyện, tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển tâm lý con người, mối quan hệ giữa quá trình dạy học và quá trình hình thành, phát triển tâm lý học sinh;
- Phân tích được được vai trò, mục đích, mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của giáo dục trong cuộc sống xã hội.
1.3. Kiến thức theo khối ngành
- Phân tích được những nội dung đặc trưng mang tính bản chất của quá trình dạy học, công nghệ dạy học; mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học để lựa chọn được phương pháp và công nghệ dạy học phù hợp trong quá trình triển khai;
- Xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá học tập của học sinh từ khâu xác định mục đích, mục tiêu đến việc tổ chức kiểm tra, đánh giá;
- Phân tích được các thành tố cấu thành của chương trình giáo dục, vận dụng vào việc phát triển chương trình giáo dục trong nhà trường và địa phương;
- Xây dựng được quy trình, cách thức và kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa học, từ khâu đặt đề bài đến nội dung vấn đề cần nghiên cứu, xác định được phương pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp, cách phân tích số liệu hay kết quả nghiên cứu, trình bày được kết quả của công trình nghiên cứu;
- Đề xuất được các biện pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường;
- Xác định và làm tốt vai trò của mình trong việc tư vấn học đường, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh;
- Phân tích và vận dụng được các quan điểm lãnh đạo, chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người giáo viên/cán bộ quản lí giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục.
1.4. Kiến thức theo nhóm ngành
- Có kiến thức cơ bản về Vật lí phổ thông, Vật lí đại cương và Vật lí hiện đại;
- Có kiến thức nâng cao về chuyên ngành Vật lí dành cho bậc phổ thông và đại học, hướng nghiên cứu của Vật lí hiện đại.
1.5. Kiến thức ngành
- Phân biệt được các kiến thức cơ bản thuộc chuyên ngành Vật lí và chuyên sâu trong một số lĩnh vực phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy Vật lí ở bậc phổ thông. Có khả năng phát triển nghiệp vụ chuyên ngành theo khả năng và lựa chọn cá nhân;
- Xác định được các nội dung kiến thức bổ trợ cho nghiên cứu và giảng dạy Vật lí bậc phổ thông.
1.6. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Hướng dẫn và giám sát được những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
- Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

2. Về kĩ năng
2.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
- Phân tích được ưu và nhược điểm của chương trình và nội dung vật lí phổ thông; tìm hiểu người học; tìm hiểu các điều kiện về môi trường nhà trường, gia đình và xã hội; điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy – học, từ đó có cơ sở để lựa chọn các hình thức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, công cụ dạy học cho từng nội dung cụ thể, phù hợp với khả năng và sở trường của bản thân, đối tượng và mục tiêu dạy học trong kế hoạch dạy học;
 - Vận dụng được các kiểu dạy học hiện đại (dạy học nêu – giải quyết vấn đề, dạy học theo chủ đề, DH theo dự án …) vào trong dạy học vật lí ở Trường phổ thông;
- Tổ chức được các buổi hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
- Áp dụng được một số kĩ thuật dạy học tích cực (kĩ thuật đặt đặt câu hỏi, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật “KWL”, …) vào dạy học Vật lý ở trường phổ thông;
- Lồng ghép được Dạy học tích hợp liên môn (lý-hóa - sinh);
- Có kĩ năng thiết kế được quy trình kiểm tra – đánh giá học tập của học sinh và các điều kiện cần thiết để triển khai quy trình một cách hiệu quả;
- Có kĩ năng khai thác và sử dụng các thông tin đánh giá kết quả học tập của người học, lưu trữ để hỗ trợ và theo dõi sự tiến bộ của người học, từ đó điều chỉnh và cải tiến chất lượng dạy học;
- Có kĩ năng xây dựng và triển khai được hồ sơ, kế hoạch công tác dạy học, giáo viên chủ nhiệm, giáo dục, quản lí học sinh cho năm học, học kì, từng tháng và tuần; xây dựng và tổ chức được các kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với mục tiêu giáo dục;
- Có các hành vi ứng xử phù hợp hoàn cảnh tùy thuộc vào hành vi của người học; tư vấn, hỗ trợ để người học tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của cá nhân, điều chỉnh hành vi, thái độ, khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn giá trị và tự hoàn thiện bản thân;
2. 2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Phát hiện và giải quyết được vấn đề liên quan đến các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học môn Vật lí ở bậc phổ thông;
- Đề xuất được các giải pháp giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy dạy và học môn Vật lí ở bậc phổ thông.
2.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Vận dụng các kiến thức về khoa học giáo dục, lập kế hoạch và triển khai nghiên cứu một vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục;
- Phát hiện và giải quyết được các tình huống điển hình trong dạy học môn Vật lí; một số vấn đề phát triển tư duy thông qua việc dạy học môn Vật lí.
2.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
Vận dụng các nguyên lý cơ bản của tư duy logic như: phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tượng hóa, mô hình hóa, quy nạp, suy diễn v.v...
2.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
Nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài nhà trường về văn hóa, chiến lược phát triển đơn vị, mục tiêu, kế hoạch của đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề đào tạo, làm việc thành công trong đơn vị...
2.6. Bối cảnh tổ chức
- Vận dụng được các phương pháp thu thập, xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu của học sinh, điều kiện giáo dục trong nhà trường;
- Sử dụng các thông tin về nhu cầu của học sinh, điều kiện giáo dục trong nhà trường vào dạy học và giáo dục.
2.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục lập kế hoạch các hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu giáo dục, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và nhà ngoài trường.

3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, trung thực, phản biện.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Trung thực trong nghiên cứu khoa học, tác phong làm việc chuyên nghiệp;
- Say mê với nghề nghiệp, tôn trọng người học, công bằng đối xử trong dạy học, trong quan hệ với học sinh, đồng nghiệp, minh bạch công bằng trong đánh giá học sinh, đánh giá đồng nghiệp.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
Có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, thích ứng nhanh với sự thay đổi của kinh tế - xã hội, các yêu cầu của sự đổi mới giáo dục, yêu cầu đổi mới quản lý nhà trường.

4. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc tại các vị trí công tác sau:
- Giảng dạy tại các trường phổ thông, các trường Đại học, Cao đẳng...;
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu Quốc gia; các trường Đại học, Cao đẳng và các cơ quan khoa học của các tỉnh, huyện, các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, các cơ quan trong các lĩnh vực gần khác như: điện tử, tin học, viễn thông…

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể học nâng cao trình độ ở bậc đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ).
 


XEM THÊM

Dự tuyển vào DThU?

Tham gia