Ngành đào tạo

892

Thông tin ngành Sư phạm Lịch sử

1. Ngành đào tạo: SƯ PHẠM LỊCH SỬ
- Mã ngành: 7140218
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Cử nhân Sư phạm Lịch sử
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
1.  Kiến thức
1.1. Có kiến thức cơ bản về các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.2. Có kiến thức cơ bản về Quốc phòng, an ninh, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp trong học tập, nghiên cứu và sử dụng những phần mềm công nghệ thông tin phổ biến trong thiết kế bài giảng.
1.4. Có kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, khoc học tâm lý và vận dụng hiệu quả vào quá trình dạy học và giáo dục học sinh.
1.5. Có kiến thức sâu sắc về lý luận sử học, sử liệu làm cơ sở học tập và nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành và nắm vững quan điểm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử.
1.6. Có hệ thống kiến thức sâu sắc về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử văn minh nhân loại, phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử và hệ thống phương pháp dạy học lịch sử.
 
2.  Kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
2.1.1. Kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử
Biết cách tìm kiếm các nguồn tư liệu, đánh giá được giá trị của các loại tư liệu khác nhau, sử dụng các nguồn tư liệu hiệu quả trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
2.1.2. Kỹ năng bắt chước thiết kế và sử dụng thành thạo đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử
Có ý tưởng thiết kế và biết thiết kế một số đồ dùng trực quan cơ bản như bản đồ, sa bàn...đồng thời biết sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh...
2.1.3. Kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá chuẩn xác các sự kiện và vấn đề lịch sử
Kỹ năng về tổng hợp sự kiện, vấn đề lịch sử theo lịch đại và đồng đại; trên cơ sở đó phân tích chuẩn xác vị trí của sự kiện, tác động của sự kiện đồng thời đánh giá chuẩn xác giá trị của sự kiện lịch sử và vấn đề lịch sử theo quan điểm sử học chính thống.
2.1.4. Kỹ năng thiết kế các chủ đề, chuyên đề học tập theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kỹ năng vận dụng những hiểu biết sâu sắc về hệ thống kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam và hệ thống phương pháp dạy học lịch sử đề thiết kế các chủ đề, chuyên đề học tập phù hợp với trình độ, nhận thức của học sinh và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời tự học, tự nghiên cứ
2.1.5. Kỹ năng tổ chức dạy học tích hợp
Kỹ năng vận dụng hiểu biết về lý luận dạy học tích hợp vào thực tiễn dạy học để thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp, sử dụng các hình thức dạy học tích hợp hiệu quả để phù hợp với nhận thức của học sinh và yêu cầu dạy học tích hợp trong nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới.
2.1.6. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
2.2. Kỹ năng mềm
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng biết lắng nghe, biết thuyết phục, biết phân tích, biết phản biện, biết tư duy độc lập trong giao tiếp. Tự tin trong giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh để đạt được hiệu quả trong công việc và thành công trong cuộc sống
2.2.2. Kỹ năng ứng dụng ngoại ngữ và tin học
Kỹ năng ứng dụng ngoại ngữ và tin học trong công việc như có thể sử dụng giao tiếp bằng ngoại ngữ và ứng dụng thành thạo các phần mềm tin học phục vụ hiệu quả công việc.
2.2.3. Kỹ năng tạo dựng môi trường học tập tích cực tạo hứng thú, đam mê cho học sinh
2.2.4. Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả
2.2.5. Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian và thực hiện kế hoạch của bản thân hiệu quả
 
3. Phẩm chất đạo đức
3.1. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vai trò lãnh đạo của Đảng; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân; thực hiện tốt quy định của địa phương.
3.2. Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, đam mê và luôn tìm tòi, sáng tạo trong nghề; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, nhân văn, nhân ái, là tấm gương tốt cho học sinh.
3.3. Thái độ tiếp nhận tích cực, chủ động hệ thống kiến thức về đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành trên cơ sở có những hồi đáp phù hợp, kịp thời và đánh giá khách quan để hình thành những cảm xúc rõ ràng về tốt xấu, tạo nên những xúc cảm tích cực hình thành nhân cách tốt.
 
4. Mức tự chủ và trách nhiệm
4.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và có trách nhiệm đối với nhóm.
4.2. Tự chủ, độc lập trong tư duy và tự chịu trách nhiệm với các quan điểm cá nhân của mình trong chuyên môn.
4.3. Tự định hướng, tự lập kế hoạch và có trách nhiệm trong việc thực hiện các kế hoạch của cá nhân và tập thể.
4.4. Có trách nhiệm công dân trong công việc và cuộc sống.
 
5.  Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
5.1. Người có bằng cử nhân Sư phạm Lịch sử sau khi ra trường giảng dạy Lịch sử ở Trường THCS, THPT, những người tốt nghiệp loại giỏi có thể giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học.
5.2. Có thể làm cán bộ, chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về khoa học xã hội, lịch sử quân sự, lịch sử Đảng; làm phóng viên, biên tập viên cho các tạp chí, báo, đài phát thanh, truyền hình; làm hướng dẫn viên ở các trung tâm bảo tồn, bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa.
5.3. Có thể làm cán bộ công chức, chuyên viên ở các các tổ chức chính trị, các cơ quan đoàn thể xã hội cấp xã, huyện, tỉnh, thành phố cần sử dụng hoặc có liên quan đến kiến thức lịch sử Đoàn, Đảng, tôn giáo, văn hóa…


XEM THÊM

Dự tuyển vào DThU?

Tham gia