Ngành đào tạo

857

Thông tin ngành Khoa học máy tính

1. Ngành đào tạo: KHOA HỌC MÁY TÍNH
- Mã ngành: 7480101
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Kỹ sư Khoa học máy tính
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức nền tảng về Khoa học tự nhiên
- Kiến thức Toán;
- Kiến thức Điện tử (Điện tử, Kỹ thuật số, Công nghệ số);
- Kiến thức Lý luận chính trị xã hội.
1.2. Kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin (CNTT) và Khoa học máy tính (KHMT)
- Kiến thức về các ngôn ngữ lập trình (C, C++, C#, Java);
- Kiến thức tổng quát về CNTT và KHMT (Tin học, Toán rời rạc, Lý thuyết thông tin, Phương pháp tính).
1.3. Kiến thức kỹ thuật nâng cao trong lĩnh vực CNTT & KHMT
- Kiến thức về cấu trúc dữ liệu & giải thuật;
- Kiến thức về hệ điều hành;
- Kiến trúc hệ thống máy tính (kiến trúc máy tính, bảo trì hệ thống);
- Kiến thức về mạng máy tính;
- Kiến thức về cơ sở dữ liệu;
- Kiến thức về phân tích thiết kế hệ thống, phân tích hệ thống hướng đối tượng;
- Kiến thức về công nghệ phần mềm;
- Kiến thức về thiết kế giao diện phần mềm.
1.4. Kiến thức nâng cao trong lĩnh vực Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin
- Kiến thức về khai phá dữ liệu;
- Kiến thức về cơ sở tri thức (Trí tuệ nhân tạo, Hệ cơ sở tri thức, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên);
- Kiến thức về công nghệ phát triển phần mềm;
- Kiến thức về cơ sở dữ liệu nâng cao;
- Kiến thức về web và thương mại điện tử;
- Kiến thức về đồ họa, xử lý ảnh;
1.5. Kiến thức nâng cao trong lĩnh vực Mạng máy tính & Truyền thông
- Kiến thức về bảo mật thông tin;
- Kiến thức về tính toán song song;
- Kiến thức về an toàn mạng;
- Kiến thức về nền tảng di động;
- Kiến thức về truyền thông đa phương tiện;
- Kiến thức về mã nguồn mở;
- Kiến thức về ứng dụng phân tán;
- Kiến thức về quản trị mạng, lập trình mạng;
- Kiến thức về công nghệ web;
- Kiến thức về công nghệ mới (IoT, Blockchain).
1.6. Kiến thức về Thực hành nghề nghiệp
- Kiến thức về Ngoại ngữ chuyên ngành;
- Kiến thức về thực hiện dự án (Phương pháp NCKH, Đồ án môn học, Thực tập tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp);
- Kiến thức về phỏng vấn tìm việc;
- Kiến thức về khởi nghiệp.

2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
2.1.1. Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Có kỹ năng phát hiện vấn đề;
- Có kỹ năng phân tích vấn đề;
- Có kỹ năng mô hình hóa;
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn và đánh giá.
2.1.2. Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
- Có kỹ năng thu thập thông tin và thiết lập giả thiết;
- Có kỹ năng kiểm nghiệm và bảo vệ giả thiết;
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
2.1.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Có năng lực phân tích yêu cầu;
- Có năng lực thiết kế giải pháp;
- Có năng lực thực thi giải pháp;
- Có năng lực vận hành hệ thống;
- Có năng lực tiếp thu công nghệ.
2.1.4. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- Biết sử dụng kiến thức trong công việc;
- Biết đề xuất các giải pháp mới mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội.
2.2. Kỹ năng mềm
2.2.1. Kỹ năng cá nhân hóa
- Có tư duy sáng tạo;
- Có tư duy phản biện;
- Biết đề xuất sáng kiến;
- Biết thích nghi với môi trường mới;
- Học và tự học suốt đời;
- Quản lý hợp lý thời gian và tiền bạc cá nhân.
2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm
- Biết hợp tác với các thành viên khác trong nhóm;
- Biết cách chia sẻ thông tin trong nhóm;
- Biết quản lý và phát triển nhóm.
2.2.3. Kỹ năng giao tiếp
- Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng;
- Biết giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp điện tử, đa truyền thông;
- Biết cách thuyết trình trước đám đông.
2.2.4. Kỹ năng ngoại ngữ
- Tương đương Chuẩn B1 của Khung tham chiếu Châu Âu;
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành.
2.2.5. Kỹ năng lãnh đạo
- Xây dựng và dẫn dắt một tổ chức;
- Đề xuất và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề cũng như sự cố;
- Biết quản lý thời gian, nguồn lực;
- Lên kế hoạch và thực hiện dự án thành công;
- Thái độ lãnh đạo tích cực.
2.2.6. Kỹ năng khởi nghiệp
- Hình thành ý tưởng sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ;
- Sáng tạo trong sản phẩm dịch vụ và quảng bá;
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh;
- Thành lập công ty, tổ chức công ty và quản trị;
- Hoạch định tài chính công ty.

3. Phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Có thái độ chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức;
- Có trách nhiệm và hành xử chuyên nghiệp;
- Có tính trung thực, uy tín.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có trách nhiệm với công việc;
- Trung thành với tổ chức;
- Nhiệt tình và say mê với công việc.
3.3. Ứng xử phù hợp với văn hóa của công ty, tổ chức hay doanh nghiệp
- Có trách nhiệm với xã hội;
- Tuân thủ luật pháp;
- Có ý thức phục vụ;
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.

4. Mức tự chủ và trách nhiệm
4.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
4.2. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
4.3. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
4.4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

5. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc trong các tổ chức, công ty có ứng dụng công nghệ thông tin: công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài; công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống phần mềm hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông ở tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…)
Các vị trí công tác có thể đảm nhận:
- Lập trình viên phát triển phần mềm;
- Kỹ thuật viên – Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật;
- Chuyên viên kiểm thử phần mềm;
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ công nghệ thông tin;
- Chuyên viên quản trị website;
- Chuyên viên tư vấn kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin;
- Chuyên viên thiết kế đồ họa, đa phương tiện;
- Chuyên gia về an toàn thông tin, an ninh hệ thống;
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển hệ thống công nghệ thông tin;
- Quản lý dự án phần mềm;
- Quản trị mạng;
- Giảng viên, nghiên cứu viên về nhóm ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó sinh viên đã tốt nghiệp cũng có thể học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ sau khi ra trường.


XEM THÊM

Dự tuyển vào DThU?

Tham gia