Ngành đào tạo

746

Thông tin ngành Quản trị kinh doanh

1. Ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH
- Mã ngành: 7340101
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Tên văn bằng: Cử nhân Quản trị Kinh doanh
3. Cơ sở cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
1. Kiến thức:
1.1. Kiến thức chung về các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Kiến thức về các phương pháp dự báo trong kinh doanh.
- Kiến thức về quy trình thực hiện nghiên cứu kinh tế.
- Kiến thức về thống kê kinh tế.
1.2. Kiến thức cơ bản về quản trị trong tổ chức.
- Kiến thức về hoạt động quản trị.
- Kiến thức về hoạt động marketing.
- Kiến thức về hành vi khách hàng.
- Kiến thức về nghiệp vụ bán hàng.
-  Kiến thức về nghiệp vụ kế toán cơ bản.
- Kiến thức về thiết lập và thẩm định dự án kinh doanh.
1.3. Kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh.
- Kiến thức về tâm lý học và tâm lý trong quản trị kinh doanh.
- Kiến thức về các lý thuyết động viên nhân viên.
- Kiến thức cơ bản về giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh.
1.4. Kiến thức nâng cao về quản trị kinh doanh.
- Kiến thức về quản trị marketing.
- Kiến thức về quản trị tài chính.
- Kiến thức về quản trị chất lượng.
- Kiến thức về quản trị nguồn nhân lực.
- Kiến thức về quản trị sản xuất.
- Kiến thức về quản trị sự thay đổi trong kinh doanh.
- Kiến thức về quản trị chiến lược trong kinh doanh.
- Kiến thức về quản trị rủi ro trong kinh doanh.
1.5. Kiến thức về quy trình tổ chức thực hiện, đánh giá hoạt động kinh doanh.
- Kiến thức về quy trình và cách thức giải quyết vấn đề.
- Kiến thức về nhóm và làm việc nhóm.
- Kiến thức về các phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin.
- Kiến thức về các công cụ phân tích, quy trình nhận diện và đánh giá cơ hội thị trường.
1.6. Kiến thức về ngoại ngữ, tin học
- Kiến thức về tiếng anh giao tiếp, tiếng anh chuyên ngành.
- Kiến thức về các phần mềm tin học ứng dụng trong kinh tế.

2. Kỹ năng:
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp:
2.1.1. Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Kỹ năng thu thập thông tin và giải quyết vấn đế.
- Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.
- Kỹ năng hạch toán, kế toán.
- Kỹ năng đánh giá và lựa chọn dự án.
- Kỹ năng phát hiện cơ hội và nắm bắt nhu cầu khách hàng.
2.1.2. Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc.
- Kỹ năng lập kế hoạch.
- Kỹ năng quản lý hoạt động kinh doanh.
- Kỹ năng làm chủ sự thay đổi.
- Kỹ năng sử dụng con người.
- Kỹ năng dự báo.
2.1.3. Kỹ năng nghiên cứu.
- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu.
- Kỹ năng thực hiện nghiên cứu khoa học.
- Kỹ năng tiếp cận môi trường thực tiễn.
- Kỹ năng tiếp nhận, xử lý và phản hồi.
2.1.4. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học.
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.
- Kỹ năng sử dụng tin học ứng dụng.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng tự chủ.
- Kỹ năng lãnh đạo.
- Kỹ năng lắng nghe.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng tư duy logic.
- Kỹ năng thuyết phục.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng động viên.
- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.

3. Phẩm chất đạo đức:
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro.
- Kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện và sang tạo.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập và chủ động.
- Có sự quyết đoán trong kinh doanh; khả năng làm việc dưới áp lực cao và môi trường biến động; giữ chữ tín và cam kết, tuân thủ nội quy, quy định của doanh nghiệp
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật.
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.

4. Mức tự chủ và trách nhiệm
4.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
4.2. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
4.3. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
4.4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

5. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
5.1. Chuyên viên bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự.
5.2. Chuyên viên phân tích và tư vấn quản trị kinh doanh.
5.3. Nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện, trường đại học.
5.4. Trợ lý giám đốc, quản lý xuất nhập khẩu.
5.5. Quản lý khách sạn, khu giải trí, nhà hàng.
5.6. Tự thành lập doanh nghiệp.


XEM THÊM

Dự tuyển vào DThU?

Tham gia