Câu 1: Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội?
Trả lời: Theo Thông tư số
53/1998/TTLB-BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng
và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập ban
hành kèm theo Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng
Chính phủ, thì đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang
học tại các trường đào tạo công lập hệ chính quy tập trung – dài hạn trong nước
thuộc các diện sau đây:
1. Học sinh, sinh viên là người
dân tộc ít người ở vùng cao.
2. Học sinh, sinh viên mồ côi
cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
3. Học sinh, sinh viên là người
tàn tật theo quy định của nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1985, gặp khó khăn về
kinh tế.
4.
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
về kinh tế, vượt khó học tập.
Câu 2: Hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên?
Trả lời: Học sinh, sinh viên thuộc
diện được hưởng trợ cấp xã hội phải làm đơn xin hưởng trợ cấp xã hội và phải
nộp đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì nhà trường mới xét cho hưởng trợ cấp
xã hội, cụ thể như sau:
1. Học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở
vùng cao. Căn cứ để xác định người dân tộc ít người là giấy khai sinh bản gốc,
hoặc giấy kết hôn của bố mẹ (nếu giấy khai sinh bản gốc bị thất lạc), trong đó
có ghi bố hoặc mẹ là người dân tộc ít người. Người dân tộc ít người ở vùng cao
là người dân tộc ít người liên tục sống ở vùng cao hoặc có hộ khẩu thường trú ở
vùng cao ít nhất từ 3 năm trở lên (tính đến thời điểm vào học tại trường đào
tạo).
2. Học sinh, sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ
không nơi nương tựa. Ðây là những người không có người đỡ đầu chính thức, không
có nguồn chu cấp thường xuyên (học sinh, sinh viên phải xuất trình giấy xác
nhận của cơ quan thương binh xã hội cấp quận, huyện, thị xã trên cơ sở đề nghị
của phường, xã nơi học sinh, sinh viên cư trú).
3. Học sinh, sinh viên là người tàn tật theo quy định
của Nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 là những người gặp khó khăn
về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật, được Hội
đồng y khoa có thẩm quyền xác định (hồ sơ, thủ tục giám định y khoa áp dụng
theo hướng dẫn tại Thông tư 34/TT-LB ngày 29/12/1993 của liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế). Học sinh, sinh viên thuộc diện này phải xuất
trình biên bản giám định y khoa và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về
hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
4. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
về kinh tế, vượt khó học tập là những người mà gia đình của họ thuộc diện xoá
đói giảm nghèo (phải xuất trình giấy chứng nhận là hộ đói nghèo do Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội cấp).
Câu 3: Học sinh, sinh viên tàn tật được hưởng trợ cấp xã hội như thế nào?
Trả lời: Học sinh, sinh viên tàn tật
được hưởng trợ cấp xã hội là người có cả hai điều kiện sau:
-
Khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật.
-
Gặp khó khăn về kinh tế.
Học sinh, sinh viên thuộc diện
này phải xuất trình biên bản giám định y khoa (theo hướng dẫn tại Thông tư số
34/TTLB này 29/12/1993 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế) và giấy
xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường về hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Câu 4: Thế nào là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn?
Trả lời: Học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn là những học sinh, sinh viên mà gia đình
của họ thuộc diện xóa đói giảm nghèo. Để được hưởng trợ cấp xã hội học sinh,
sinh viên phải xuất trình sổ hộ nghèo do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp.
Câu 5: Học sinh, sinh viên thuộc diện trợ cấp xã hội sẽ được hưởng bao nhiêu
tiền/tháng?
Trả lời:
-
Theo quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 thì học sinh,
sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ
chính quy dài hạn tập trung hưởng mức trợ cấp 140.000 đồng/người/tháng.
-
Theo quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
23 tháng 12 năm 1997 thì học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo
công lập, hệ chính quy, dài hạn-tập trung thuộc các diện: mồ côi cả cha lẫn mẹ
không nơi nương tựa; người tàn tật theo quy định chung của nhà nước và gặp khó
khăn về kinh tế; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế,
vượt khó học tập hưởng mức trợ cấp là 100.000 đồng/người/tháng.
- Trợ cấp xã hội được cấp 12 tháng trong năm.
Câu 6: Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng nào được miễn, giảm học phí?
Trả lời: Theo Nghị định 49 ngày 14
tháng 5 năm 2010
- Miễn học phí cho các đối
tượng sau:
1. Người có
công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh
Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm
2005.
2. Trẻ em
học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới,
vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Trẻ em
học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa
hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
4. Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn
nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất
tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng
để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ
đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi
dưỡng.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa,
học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện
hộ nghèo theo quy định của Nhà nước.
6. Trẻ em học mẫu giáo
và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ
có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
7. Học sinh, sinh
viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào
tạo từ 3 tháng trở lên).
8. Học sinh trường
phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
9. Học sinh, sinh
viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc
thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ
nghèo.
- Giảm học phí cho các đối tượng:
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học
sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương,
múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.
2. Các đối
tượng được giảm 50% học phí gồm:
a) Trẻ em
học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha
hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện
hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo;
c) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.